BÁN THÊM 10.000 ĐƠN HÀNG Ở THỊ TRƯỜNG BÃO HOÀ NHƯ THẾ NÀO?

Mặc cho thị trường đã bão hoà, chúng tôi vẫn lên chiến dịch bán hàng và thành công, kết quả mà nhiều doanh nghiệp luôn đau đầu để có được. Bài viết chia sẻ câu chuyện chúng tôi đã chạy chiến dịch này cho một khách hàng như thế nào để đạt được 10.000 đơn trong vòng 2 tháng với sản phẩm giá rẻ (upsale tốt).

1. Tổng quát chiến dịch

Kết quả đạt được: giá ra 1 số điện thoại giảm từ 80 ngàn xuống còn <40 ngàn và nhiều khi chỉ còn 10.000 – 20.000.

Tỉ lệ chốt: 90%

Tỉ lệ hoàn: 6%

Chiến dịch này chúng triển khai trong giai đoạn khách đang gặp 3 vấn đề. Và với cách chạy này, chúng tôi cùng thảo luận để giải quyết triệt để cả 3 vấn đề đó.

2. Tìm và giải quyết vấn đề

Vấn đề số 1: Sản phẩm đơn giản là một miếng lót mu bàn chân, lợi ích sử dụng ở đây là đeo vô đi cho êm chân. Chúng tôi không muốn dùng từ insight, vì tôi không hiểu lắm, ở đây tôi chỉ dùng từ “đánh vào lợi ích khách hàng cần/muốn”, đó là “đeo vô cho êm chân”, thì bán được một thời gian (rất nhiều người chạy cùng sản phẩm này) thì gần như không thể bán được nữa.

Giải quyết vấn đề 1: Với cùng sản phẩm đó, hoàn toàn nó có thể khai thác thêm lợi ích khác, nhưng tính năng sản phẩm không thay đổi, đây là tư duy! Chúng tôi đặt lại tên sản phẩm là “đệm y tế”, ngụ ý về lợi ích là mang vào tránh dị tật khi mang giày cao gót, tránh bệnh lý về chân, gây mất thẩm mỹ. Về bản chất thì nó vẫn là êm chân thôi, nhưng khi đổi tên sản phẩm thấy sang chảnh hơn hẳn, và khách hàng thấy thêm một góc nhìn khác về lợi ích sản phẩm.

Vấn đề số 2: Khi chạy quảng cáo theo cách cũ (chạy tin nhắn lấy inbox, và bình luận) thì khách hàng hỏi rất nhiều những thông tin khác về sản phẩm. Vì bài viết trên Facebook không thể trình bày tất cả được (quá dài), nên không đầy đủ thông tin sản phẩm và uy tín người bán dẫn đến giá để ra một đơn khá đắt 60.000 – 80.000/đơn. Giá chạy quảng cảo quá cao so với sản phẩm, nếu trong khoảng dưới 40.000 thì chấp nhận được. Khách hỏi nhiều, không mua => Data kém!

Giải quyết vấn đề 2: Chúng tôi quyết định làm nội dung và thiết kế một Landing Page để giải quyết vấn đề đó, chúng tôi tin là ở Landing Page thì thông tin sản phẩm, uy tín người bán sẽ đầy đủ hơn.



Hơn nữa, tất cả góc nhìn về sản phẩm bọn mình nghĩ ra ở vấn đề (1) cũng được trình bày ở Landing Page một cách trực quan, dễ hiểu hơn (hình ảnh có bố cục rõ ràng). Thông tin đủ => Chuyển đổi sẽ cao hơn! Và vô tình, việc thiết kế Landing Page, cũng giải quyết luôn vấn đề số 3: Trước đây nhắn tin và bình luận nhiều, nhân viên chăm sóc mệt nghỉ nhưng không ra đơn, khó chốt, tỉ lệ rớt đơn cao. Đến thời điểm này, chúng tôi chuyển qua hình thức chạy quảng cáo chuyển đổi (không chạy tương tác mess nữa)

3. Kết quả của chiến dịch

Kết quả đạt được: giá ra 1 số điện thoại giảm từ 80 ngàn xuống còn <40 ngàn và nhiều khi chỉ còn 10.000 – 20.000.

Tỉ lệ chốt: 90%

Tỉ lệ hoàn: 6%

Bán được thêm 10.000 đơn trước khi thị trường thực sự bão hoà.

Đơn hàng đến từ Landing Page => Tăng tỉ lệ chốt, giảm tỉ lệ hoàn.

Một lợi ích nữa khi chạy chuyển đổi với Landing Page là chúng tôi có đẩy đủ thông khách hàng, và giao hàng luôn. Không cần phải nhắn tin mất thời gian, vận hành và chăm sóc khách hàng rất nhàn, nhân sự làm việc hiệu quả hơn, vui tươi hơn. Cũng khá dài rồi, mặc dù còn rất nhiều “góc tối” mà chúng tôi muốn chia sẻ, nhưng để dễ theo dõi, chúng tôi sẽ viết thêm các phần khác, và tổng hợp sau nhé!

Bài sau, chúng tôi sẽ phân tích nội dung trên Landing Page, và làm thế nào để tạo ra một Landing Page có tính chuyển đổi tốt. Hoặc nếu bạn có câu hỏi về tư duy tìm ra góc nhìn mới cho sản phẩm (tìm ra lợi ích khác từ lợi ích góc mà tính năng sản phẩm mang lại) thì hãy chia sẻ với chúng tôi nhé!

DƯƠNG TRỌNG NGHĨA

Founder & Head of Growth at KP3.AGENCY
Chuyên môn của tôi tối ưu bán hàng trên Website. Tôi dành sự tập trung cho Landing Page & Sales Funnel.