Có phải phần lớn các bạn đang xem bài viết này của tôi là đang dùng Iphone, Macbook hay là bất kỳ 1 sản phẩm nào của Apple?
Nếu đúng vậy thì bạn có đồng ý với tôi là:
- Sản phẩm Apple có sang không?
- Sản phẩm Apple có đơn giản, dễ sử dụng không?
- Sản phẩm Apple có chất lượng không?
Để phần lớn người dùng “gật đầu đồng ý” với 3 ý trên thì Apple đã làm rất tốt Brand Awareness.
Vậy thì Brand Awareness là gì? Nó có vai trò gì trong sự phát triển của doanh nghiệp? Có cách nào cải thiện để ứng dụng hiệu quả?
Cũng như bao bài viết chất lượng khác được tôi chia sẻ trên Kp3, chi tiết về chủ đề thương hiệu này sẽ có ở bài viết dưới đây.
Brand Awareness là gì?
Brand Awareness (nhận thức thương hiệu) là việc khách hàng nhớ đến hoặc nhận diện được thương hiệu qua 1 thông điệp hoặc cụ thể 1 sản phẩm nổi bật nào đó của doanh nghiệp.
Ở một số nơi còn sẽ gọi là Brand Perception, nhưng kể từ đoạn này tôi sẽ gọi chung là “nhận thức thương hiệu”.
Thật ra thì mọi chiến lược kinh doanh, sản phẩm,… thậm chí là cả âm thanh, màu sắc cũng là yếu tố góp phần vào tăng nhận thức thương hiệu.
Đồng ý rằng sản phẩm/dịch vụ cần phải tốt nhưng bạn cũng cần phải có kế hoạch, chiến lược để khách hàng có thể nhận thức được thương hiệu trên thị trường.
Mục đích sau cùng là để tăng tệp khách hàng cũ và trung thành, họ sẽ luôn sẵn sàng quay trở lại bởi vì họ yêu thương hiệu, còn không thì doanh nghiệp của bạn mỗi khi có chiến dịch mới như ra mắt sản phẩm thì phải luôn đốt tiền để tìm kiếm khách hàng mới.
Khác gì với Brand Equity?
Cả Brand Awareness và Brand Equity luôn là bộ đôi song hành mỗi khi được nhắc đến.
Brand Equity (tài sản thương hiệu), nó đề cập đến giá trị mà 1 doanh nghiệp nhận lại được từ sự nhận thức, công nhận thương hiệu từ phía khách hàng khi so sánh với 1 công ty khác trên thị trường.
Ví dụ: Khi được hỏi chọn mua điện thoại nào giữa Iphone và Samsung, lúc này sẽ chia ra 2 phe dành cho cả 2 thương hiệu, nhóm người chọn Iphone chính là tài sản thương hiệu mà Apple đang có trong mắt khách hàng và ngược lại Samsung cũng vậy.
Để dễ hiểu hơn nữa thì bạn cứ hiểu nhận thức thương hiệu là 1 phần cấu tạo nên tài sản thương hiệu của 1 doanh nghiệp.
Tại sao cần phải tăng nhận thức thương hiệu?
Quay trở lại câu chuyện về “nhận thức thương hiệu”.
1 doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là có cái tên hay logo độc đáo và chính việc để người dùng nhận thức được thương hiệu qua tên gọi hoặc logo thôi cũng là cả 1 quá trình dài.
Bây giờ để thấy rõ lý do hơn thì bạn tự trả lời 2 câu hỏi này:
- Liệu bạn có dám 1 mua sản phẩm từ công ty mà bạn không tin tưởng?
- Hoặc bạn có dám mua 1 khóa học nào đó mà giá trị từ tác giả không phù hợp với giá trị của bạn?
Tôi chắc chắn là không, bởi vì tôi cũng như vậy.
Vì vậy mà nhận thức thương hiệu cực kỳ quan trọng và nó chính là sự khác biệt để khách hàng lựa chọn công ty của bạn mà không phải công ty của các đối thủ cạnh tranh.
Mọi vấn đề sẽ luôn có 2 chiều hướng: tích cực và tiêu cực.
Nếu bạn xây dựng được sự cảm nhận cho khách hàng về thương hiệu theo hướng tích cực thì doanh nghiệp sẽ có chiều hướng đi lên và nếu thương hiệu đã có tên tuổi từ trước thì mọi thứ nhận lại sẽ nhân lên bội phần.
Về mặt tích cực
Tôi tiếp tục lấy ví dụ về Apple, bởi vì ngoài sản phẩm thì tôi quá yêu thương hiệu này.
Mặc dù quá trình kinh doanh của họ nhiều lần gặp sóng gió, các sản phẩm vẫn không thể nào làm hài lòng hết các tín đồ công nghệ hiện nay.
Nhưng bạn có thừa nhận với tôi rằng:
- Apple không chỉ bán sản phẩm mà họ bán trải nghiệm, bằng chứng thông qua là cả hệ sinh thái các sản phẩm mang lại cảm giác cực kỳ “đã”.
- Thiết kế sản phẩm mặc dù lỗi thời nhưng vẫn sang trọng theo thời gian: tai thỏ, viền dày, tần số quét thấp… nhưng rồi ai cũng mua.
- Sản phẩm giá cao, phụ kiện thì bán lẻ kiểu hút máu người dùng nhưng mức độ giữ giá là top 1 thị trường.
- …
Tất cả những điều này mang lại niềm tin tuyệt đối với khách hàng và có phải Apple đã làm quá tốt trong việc nhận thức thương hiệu?
Về mặt tiêu cực
Nếu nói về hướng tiêu cực và thị phi thì chắc Meta (Facebook trước đây đổi tên công ty) đứng hàng top.
Mặc dù các sản phẩm của họ đã tạo dựng được nhận thức thương hiệu cực kỳ tốt.
Nhưng chính những bê bối về dữ liệu người dùng đã biến chuyển nhận thức thương hiệu theo chiều hướng xấu.
Hệ quả kéo theo là lượng người dùng giảm nhưng phải thừa nhận là nhận thức thương hiệu vẫn còn đó.
Tôi chắc chắn là Facebook cần phải làm và thay đổi nhiều thứ để không bị chính những “thế hệ đàn em” sau này thay thế.
6 phương pháp để cải thiện nhận thức thương hiệu
Các phương pháp này được tôi tổng hợp lại từ những gì tôi đã ứng dụng hiệu quả cho 1 vài doanh nghiệp nhỏ của mình cũng như những khách hàng mà tôi đã làm việc.
1/ Lên kế hoạch bài bản từ đầu
Để cải thiện nhận thức thương hiệu thì đòi hỏi phải có quy trình làm bài bản, không đơn thuần chỉ là nghĩ ra và giữ nó mãi trong đầu rồi có thể làm hiệu quả được.
Ngay lúc này, bạn cần viết mọi thứ ra giấy, hoặc bất kỳ công cụ online nào có thể hỗ trợ trong việc lên kế hoạch như Google Docs, Google Sheet, Notion, Lark…
Để hiệu quả hơn thì bạn cần phải có nhiều hơn là “1 cái đầu”, có thể tổ chức những buổi họp offline tại văn phòng hoặc online, cùng nhau thảo luận về các chiến lược giúp nâng cao nhận thức thương hiệu.
Tin tôi đi, đôi khi những câu đùa vui thôi cũng giúp bạn có được rất nhiều ý tưởng cho cả chiến dịch lớn.
Một vài đầu công việc bạn có thể tham khảo trong bảng kế hoạch:
- Đặt mục tiêu dài hạn (thường tính bằng năm).
- Đặt ra các KPI ngắn hạn (tính theo tháng hoặc quý).
- Ngân sách có thể chi cho chiến dịch, mục này không thể cho tùy tiện mà nó nên dựa vào nguồn lực/tài nguyên có sẵn, tình hình công ty…
- Chọn lựa ưu tiên dạng nội dung marketing cho từng giai đoạn (hình ảnh, nền tảng mạng xã hội, các mini game…).
- Tổng hợp lại tất cả những công cụ hoặc phần mềm hỗ trợ.
- Tối ưu quy trình để theo dõi cho từng giai đoạn của chiến dịch giúp nâng cao nhận thức thương hiệu.
2/ Tăng tỷ lệ đánh giá tích cực
Bạn có biết là phần lớn người dùng hiện nay đều tham khảo các đánh giá từ những khách hàng trước rồi họ mới đưa ra quyết định mua hàng.
Thậm chí niềm tin của họ lại dựa vào hầu hết những đánh giá có hình ảnh/video chân thật theo hướng tích cực.
Mà khi niềm tin đã lớn thì nhận thức về thương hiệu có xu hướng tăng theo.
Mỗi 1 nền tảng mà doanh nghiệp đang xây dựng và phát triển thương hiệu đều sẽ có mục đánh giá riêng, nhưng cũng cần phải lựa chọn đẩy mạnh các kênh mà người dùng có xu hướng xem đánh giá nhiều, chẳng hạn như:
- Phần đánh giá trên website nên được làm nổi bật, ưu tiên những review có hình ảnh/video và 5 sao.
- Có thêm các chiến dịch mini game để gia tăng đánh giá tốt ở trên Google.
- Nếu bán hàng trên các sàn thương mại điện tử thì nên tăng trải nghiệm mua hàng bằng cách nhắn tin chăm sóc, gửi lời cảm ơn khi khách hàng đã nhận được hàng và sau cùng là xin đánh giá.
Tuy nhiên, không thể tránh được những vấn đề phát sinh như khách hàng khó tính không hài lòng về sản phẩm hay thậm chí là bị đối thủ chơi xấu.
Ngay lúc này bạn nên xử lý khủng hoảng (tùy mức độ) bằng những cách như bảo hành, đổi trả, các chương tình khuyến mãi…
1 doanh nghiệp càng phát triển thì không thể nào tránh được những đánh giá xấu kiểu thế này và việc bạn cần phải làm là sử dụng những phản hồi tích cực 5* để thúc đẩy các chiến dịch về nhận thức thương hiệu.
Bạn có thể tham khảo qua những cách sau:
- Chia sẻ những đánh giá tích cực này lên các nền tảng mạng xã hội của doanh nghiệp.
- Tổng hợp lại và thêm chúng vào trên website.
- Khởi chạy thành các chiến dịch email marketing tự động khi chăm sóc khách hàng.
- Sử dụng hỗ trợ cho các chiến dịch chạy quảng cáo.
Tóm lại ở phần này tôi cần bạn hiểu là ngoài chất lượng, trải nghiệm sản phẩm thì cần phải thường xuyên có những chương trình dành cho những khách hàng thân thiết để tăng tỷ lệ đánh giá tích cực.
3/ Tăng nhận thức thương hiệu nội bộ
Cách thứ 3 này lúc đầu tôi đã tính nói đến việc là “training nhân viên chăm sóc khách hàng”, nhưng phần này tôi nghĩ nó đã nằm trong cách 2.
Thay vào đó tôi nghĩ sẽ hay hơn khi chúng ta tăng nhận thức thương hiệu ngay từ trong chính nội bộ của doanh nghiệp.
Bạn nghĩ sao về lựa chọn của khách hàng nếu như 1 doanh nghiệp dính đầy phốt từ chính những nhân viên của công ty?
Hiển nhiên là uy tín sẽ giảm, nhận thức về thương hiệu cũng sẽ xoay sang chiều hướng tiêu cực.
Tiền có thể giải quyết được vấn đề nhưng thay vào đó tôi nghĩ chúng ta nên tăng trải nghiệm làm việc và khiến cho mỗi nhân viên cảm nhận được mỗi ngày đi làm là 1 niềm vui chứ không phải như địa ngục.
Khi nhân viên cảm thấy happy thì mỗi cá nhân trong 1 tập thể sẽ giúp tăng thêm nhận thức thương hiệu đến với khách hàng, có thể như là:
- Họ sẽ thường xuyên check-in về nơi làm việc, về sếp, về tập thể như 1 gia đình (hiển nhiên là bạn cũng cần phải đảm bảo quy trình là không ảnh hưởng đến tiến độ công việc).
- Những bạn có thực lực, có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội thì mỗi nội dung tích cực họ tạo ra mà được viral thì đó là cách giúp bạn có thể tăng mức độ tiếp cận đến với nhiều người hơn.
Thật ra để nhân viên tình nguyện làm những việc trên thì chỉ chiếm thiểu số, số còn lại bạn cần phải có thêm chút động lực.
Chẳng hạn như bạn sẽ tạo ra những mini game nội bộ, bài review của ai có được nhiều tương tác nhất sẽ được thưởng.
Case Study mà bạn có thể tham khảo ở cách này là S-channel.
4/ Các chiến lược truyền thông
Doanh nghiệp nào cũng cần phát triển và để mở rộng quy mô thì cần phải có các chiến lược truyền thông phù hợp.
Nói về marketing thì nó là cả phạm trù cực kỳ lớn, nhưng cơ bản thì doanh nghiệp cần phải tập trung vào những nền tảng sau đây:
- Website và tối ưu SEO (tăng thứ hạng tìm kiếm ở trên Google).
- Xây dựng và phát triển các kênh mạng xã hội như Fanpage, Tiktok, Youtube, Instagram… nó phụ thuộc vào ngân sách, nguồn lực và tệp user mà doanh nghiệp nhắm đến.
- Chạy quảng cáo, phổ biến là các kênh như Facebook, Google.
- Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi, chuyển đổi ở đây không nhất thiết phải là bán hàng ở giai đoạn đầu, mà việc tăng nhận thức thương hiệu cũng được xem là 1 chuyển đổi.
- Book báo, guest post.
Nếu doanh nghiệp của bạn thuộc diện vừa và nhỏ thì tôi khuyên bạn nên tìm kiếm những agency cho từng đầu công việc là phù hợp nhất.
Hiển nhiên là nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì có thể tự làm nếu chuyên môn đáp ứng được nhưng tin tôi đi nó sẽ vắt kiệt sức lực nếu nhân lực không đủ và làm chậm tiến độ rất nhiều.
Dù cho bạn quyết định thế nào thì trong mỗi hoạt động trong chiến dịch marketing nên đảm bảo có thêm mục tiêu là tăng nhận thức thương hiệu.
Hơn hết là phải đưa ra được KPI, quy trình làm việc, ngân sách phù hợp, hợp đồng nếu như lựa chọn agency.
Còn nếu bạn không biết lựa chọn agency nào thì Kp3 sẽ đáp ứng được những nhu cầu sau:
- Dịch vụ thiết kế website.
- Dịch vụ tối ưu SEO.
- Dịch vụ chạy quảng cáo.
- Dịch vụ tối ưu tỷ lệ chuyển đổi.
5/ Tăng sự trải nghiệm cho sản phẩm/dịch vụ
Trải nghiệm sản phẩm, chất lượng dịch vụ là 1 chiến lược marketing cực kỳ hay.
Sau đây là case study mà bạn có thể tham khảo.
Lipstick Box là 1 trong những thương hiệu mà tôi đang điều hành ở hiện tại, các sản phẩm ở đây đều tập trung vào nữ giới, đặc biệt là những bạn nữ yêu thích cái đẹp.
Lấy đó làm cơ sở thì tôi đã tăng sự trải nghiệm cho sản phẩm bằng cách tạo ra những buổi “trà chiều” cho từng dịp.
Ở đây tôi sẽ có sẵn bánh, trà và cả người để tiếp chuyện với các bạn, chủ yếu là để thu thập thêm insight cho các chiến lược marketing khác của tôi.
Nhưng mọi thứ vẫn đảm bảo đúng buổi trò chuyện là thư giãn, khi khách hàng cảm thấy dễ chịu bởi cách thiết kế shop, màu sắc, mùi hương, âm nhạc và cả tính con người thì họ sẽ bị thuyết phục rằng “phải mua 1 cái gì đó ở đây”.
Có người gọi đây là nghệ thuật “thao túng tâm lý”, nhưng tôi gọi nó là sự trải nghiệm giúp tăng nhận thức thương hiệu.
6/ Tăng độ phủ sóng trên các mạng xã hội
Với việc các nền tảng mạng xã hội ngày càng phát triển như hiện tại thì thật sự là thiệt thòi và đi sau thời đại nếu như doanh nghiệp hiện nay không phủ sóng thương hiệu của họ trên các kênh này.
Ý tôi đang nói đến ở đây là “đa nền tảng” chứ không phải là phụ thuộc vào bất kỳ 1 cái tên nào.
Tin tôi đi, bạn chơi trên sân người ta thì khi người ta có bất kỳ sự thay đổi nào thì bạn cũng sẽ phải thay đổi theo, thậm chí họ làm gì bạn cũng phải “cắn răng chịu đựng”.
Nghĩa là dù cho kênh bạn có vài trăm nghìn, vài triệu “người theo dõi” thì chỉ cần vô tình hoặc gặp drama gì đó thôi là họ sẵn sàng cho kênh “bay màu” nếu như làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng trên nền tảng.
Nhìn chung nơi đâu có khách hàng tiềm năng là bạn cần phải có chiến lược tiếp cận và phủ sóng thương hiệu.
Có thể bạn đã biết nhưng tôi sẽ liệt kê lại những nền tảng mạng xã hội hiện tại chắc chắn bạn không thể nào bỏ qua: Facebook, Instagram, Youtube, Tiktok.
Tổng kết
Qua bài viết trên tôi chắc chắn bạn đã phần nào hiểu được về khái niệm, tầm quan trọng của nhận thức thương hiệu trong doanh nghiệp.
Tôi xin nhắc lại nhận thức thương hiệu không phải là chiến dịch làm ngày 1, ngày 2 mà nó là cả quá trình làm và tối ưu liên tục trước khi có được tệp khách hàng như ý muốn.
Chúc bạn thành công, tôi sẽ còn quay trở lại!
dsfsdf
sdfsdf